Đừng để chứng đau lưng dưới hủy hoại đời sống tình dục của bạn

Những cơn đau thắt lưng ở nam giới có thể ảnh hưởng đến nhiều mặt cuộc sống như công việc, sinh hoạt hằng ngày và cả tình dục. Thế nhưng bạn vẫn có thể đẩy lùi cơn đau lưng để lấy lại phong độ trên giường với nàng.

Bệnh đau thắt lưng hay còn gọi là đau lưng dưới là tình trạng khá phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vậy bạn phải làm sao để đối phó với cơn đau thắt lưng ở nam giới và duy trì sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là sinh hoạt tình dục?

Những nguyên nhân gây đau thắt lưng ở nam giới

Khi bị chấn thương hoặc tai nạn, nam giới có thể bị đau thắt lưng cấp tính trong khoảng 1 – 7 ngày. Tuy nhiên tình trạng đau thắt lưng mãn tính ở nam giới thường do nhiều nguyên nhân sâu xa hơn như:

• Ít vận động: Với những ai làm công việc văn phòng phải ngồi ít nhất 8 tiếng một ngày và không tập luyện thể thao, các cơ rất dễ bị căng và gây đau. Nguy cơ cũng cao hơn khi bạn ngồi làm việc trên ghế không thoải mái.

• Tập luyện nặng: Bên cạnh lối sống thụ động, việc tập luyện quá mức cũng là nguyên nhân khiến cơ thắt lưng bị căng và đau. Tình trạng này sẽ nguy hiểm hơn nếu bạn không tập đều đặn mà chỉ dồn nhiều bài tập vào cùng một ngày.

• Hội chứng cơ hình lê: Hội chứng cơ hình lê (cơ tháp) là một rối loạn thần kinh cơ xảy ra khi cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa. Cơ hình lê hay còn gọi là cơ tháp nằm ở mông, gần đỉnh khớp hông có chức năng ổn định khớp hông. Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dày và dài đi qua cơ hình lê, xuống chân và cuối cùng phân thành các dây thần kinh nhỏ hơn ở bàn chân. Khi các cơ hình lê co thắt có thể gây ra nén dây thần kinh tọa và khiến bạn bị tê chân và đau lưng.

• Bị căng thẳng: Stress không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý mà cũng khiến thể chất của nam giới không được khỏe mạnh. Khi stress, bạn thường sẽ không quan tâm tới việc ăn uống lành mạnh và vận động thường xuyên. Những thói quen này lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến cột sống và gây đau lưng dưới. Hơn nữa, căng thẳng tâm lý cũng dẫn đến tình trạng căng cơ và khiến thắt lưng dễ bị đau.

• Ngủ sai tư thế: Thời gian ngủ mỗi đêm khá dài nên nếu bạn ngủ sai tư thế, lưng sẽ bị ảnh hưởng khá lớn. Một trong những tư thế ngủ sai bạn cần tránh là nằm sấp vì cách nằm này khiến cột sống bị cong trong tư thế không tự nhiên.

Cơn đau thắt lưng ở nam giới có thể ảnh hưởng đến những sinh hoạt hằng ngày như đi lại, dọn dẹp nhà cửa và cả quan hệ tình dục. Theo thời gian, cơn đau lưng khi quan hệ tình dục có thể khiến bạn mất cảm hứng gần gũi với nửa kia.
Tư thế quan hệ khi nam giới bị đau thắt lưng

Để giảm nhẹ những tác động của cơn đau thắt lưng lên chuyện ấy, bạn có thể chọn những tư thế quan hệ không tác động nhiều tới cột sống mà cả hai đều yêu thích. Những tư thế không đòi hỏi bạn phải chuyển động lưng quá nhiều sẽ giúp bạn tận hưởng những phút gần gũi cùng người ấy nhiều hơn.

Tư thế doggy
Zalo
Đừng để chứng đau lưng dưới hủy hoại đời sống tình dục của bạn

Tư thế doggy thường chỉ đòi hỏi sự mềm dẻo của hông mà không ảnh hưởng tới cột sống nên có thể sẽ không ảnh hưởng đến chứng đau thắt lưng ở nam giới. Để thực hiện tư thế này, nữ giới quỳ gối, chống thân trên bằng hai khuỷu tay và mở rộng hai chân. Bạn cũng quỳ gối và thâm nhập nàng từ phía sau.

Tư thế truyền giáo
Zalo
Đừng để chứng đau lưng dưới hủy hoại đời sống tình dục của bạn

Tư thế truyền giáo mới mẻ, kích thích hơn tư thế truyền thống mà lại không tác động quá nhiều vào cột sống nên cả hai có thể cân nhắc thực hành nếu chàng bị đau thắt lưng. Trong tư thế này, nữ giới nằm ngửa trên giường và mở hai chân. Chàng thì chống tay hai bên nàng để đỡ cơ thể và đẩy hông để thâm nhập.

Cải thiện tình trạng đau thắt lưng ở nam giới

Dù đã chọn được những tư thế giúp giảm nhẹ cơn đau thắt lưng ở nam giới khi quan hệ, bạn vẫn cần giải quyết tận gốc cơn đau của mình để có thể sinh hoạt hằng ngày một cách thoải mái. Tùy vào nguyên nhân gây đau thắt lưng, bạn có thể cải thiện tình hình bằng các cách sau:

• Chườm lạnh: Nếu lưng đau do cơ bị căng hay bị tổn thương, việc chườm lạnh có thể giúp cơ giãn ra và bớt đau hơn. Tuy nhiên, bạn cần để da nghỉ ngơi khoảng 20 phút giữa những lần chườm chứ không nên chườm quá lâu.

• Vận động nhẹ nhàng: Cơ lưng và cột sống cũng cần vận động thường xuyên để có thể khỏe mạnh và làm việc hiệu quả. Vậy nên bạn hãy duy trì những hoạt động hằng ngày của mình như đi bộ, quét dọn, đi bơi… nếu những hoạt động này không khiến cơn đau lưng nặng thêm. Bạn lưu ý không nên vận động quá mạnh hay tập luyện khi lưng đang đau nhé.

• Giữ tư thế đúng: Bạn cần chú ý hơn đến tư thế của mình khi thực hiện những động tác hàng ngày như ngồi làm việc, nằm ngủ, nhặt đồ dưới đất… Khi ngồi làm việc, bạn cần ngồi thẳng lưng, chân đặt chắc chắn trên đất và hạn chế chúi người về phía trước. Nếu muốn nhặt hay nhấc một vật dưới đất, bạn hãy co gối để hạ thấp cơ thể thay vì cong lưng và cúi người về phía trước. Khi ngủ, bạn hãy nằm thẳng hay nằm nghiêng thay vì nằm sấp.

• Duy trì cân nặng hợp lý: Tình trạng thừa cân có thể khiến cột sống và lưng chịu nhiều áp lực và dễ bị tổn thương hơn. Vậy nên, bạn hãy tìm cách giữ cân nặng hợp lý với chiều cao để cột sống bớt áp lực nhé.

• Điều trị với bác sĩ chuyên khoa: Bạn có thể tìm đến một số bác sĩ chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống để tìm ra nguyên nhân gây đau xương khớp và được chữa trị mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Trị liệu Thần Kinh Cột sống (Chiropractic) là phương pháp tiên tiến từ Hoa Kỳ có thể điều trị tận gốc chứng đau thắt lưng cấp và mãn tính ở nam giới mà không cần dùng thuốc hay can thiệp phẫu thuật.

Zalo
Đừng để chứng đau lưng dưới hủy hoại đời sống tình dục của bạn

Được biết đến là đơn vị đầu tiên trong lĩnh vực Trị liệu thần kinh cột sống tại Việt Nam, phòng khám ACC đã chữa lành cho nhiều bệnh nhân gặp vấn đề về đau thắt lưng trong suốt hơn 13 năm hoạt động. Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thủ thuật Chiropractic nắn chỉnh bằng tay kết hợp với phương pháp hiện đại khác như chiếu tia laser cường độ cao giúp giảm sưng viêm. Bên cạnh đó còn có máy kéo giãn giảm áp cột sống giúp kéo giãn đốt sống, góp phần đĩa đệm trở lại vị trí cân bằng ban đầu, không gây chèn ép rễ thần kinh gây đau.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng chỉ định điều trị kết hợp với các bài tập phục hồi chức năng được thiết kế riêng biệt cho tình trạng từng bệnh nhân. Đã có rất nhiều người điều trị thành công bằng phương pháp này tại ACC.