CÓ KIỂU NGƯỜI HỞ TÍ LÀ CHẶN NGƯỜI KHÁC TRÊN MẠNG XÃ HỘI: DẤU HIỆU HỘI CHỨNG TÂM LÝ?

Có một kiểu người, hễ cứ tranh cãi trên mạng xã hội là sẽ chặn ngay đối phương. Đừng xem nhẹ, có thể là bạn đã mắc hội chứng egomania – một hội chứng tâm lý của những người khá tự cao, tự đại nhưng lại vô cùng dễ bị tổn thương.

Mạng xã hội có rất nhiều lợi ích, từ việc kết nối một cách dễ dàng hơn với gia đình, bạn bè, đồng ngiệp, thậm chí là những người bạn cũ từ rất lâu hay những mối quan hệ rất thông thường, giúp bạn cập nhật chuyện gì đang xảy ra ở thế giới xung quanh. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một điều là mạng xã hội đang ngày càng chứa nhiều thứ tiêu cực hơn. Mọi thứ vẫn rất vui khi tương tác lẫn nhau, chia sẻ những khoảnh khắc meme, giải trí với những video vui nhộn, nhưng thi thoảng sẽ khiến bạn tụt mood vì những điều tồi tệ hay những cuộc tranh luận không có hồi kết.

Vậy bạn sẽ làm gì khi nhận ra mình đang lún sâu vào một cuộc tranh cãi với ai đó trên mạng xã hội. Chặn (block) họ khỏi tương tác của bạn có phải là điều đúng đắn hay nên làm. Rõ ràng là nên, một chuyên gia nhận định như vậy.

Theo Unilad (Fanpage có lượng người theo dõi lớn nhất thế giới), chúng ta đã học làm thế nào để phân tâm và thôi miên nhận thức. Nhà tâm lý học McKeown giải thích rằng việc chặn người dùng trên mạng xã hội vì những tranh cãi nhỏ là dấu hiệu của hội chứng egomania.

McKeown nói:

“Những gì bạn bè hoặc người khác nhận xét về bạn là sự lựa chọn của họ, bạn chọn phản ứng là lựa chọn của bạn. Chặn hay không chặn là cách bạn thách thức chính bạn để đưa ra quyết định!”.

Ông tiếp tục chỉ ra rằng những cuộc tranh cãi tạo ra sự phẫn nộ và khiến bạn cảm thấy người đó không muốn là một phần của cuộc sống hoặc thế giới ảo của bạn. Các tùy chọn rất đơn giản, bỏ qua hoặc chặn họ. Chặn là cách đơn giản nhất khiến mọi chuyện trở nên bình thường hóa. Vấn đề là có thể biến mất thế giới ảo nhưng nó không biến mất trong đời thực.

Chặn không có nghĩa là mọi việc đã xong và đã qua. Bạn chỉ đang đối phó với vấn đề một cách tạm thời. Bạn chỉ đang chạy trốn cho đến khi bạn va vào họ trong một cửa hàng, phòng tập thể dục, hoặc công viên.

Nói tóm lại, chặn ai đó, theo McKeown chỉ đơn giản là một giải pháp hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề tạm thời. Ông cũng nói rằng các tương tác truyền thông xã hội của chúng ta phản ánh sự bất an của chính chúng ta, chặn chỉ thể hiện chúng ta có lòng tự trọng dễ bị tổn thương và chúng ta cần phải được chấp nhận.

Vì vậy, chặn ai đó quá nhanh, có một khả năng lớn là họ đang vướng vào hội chứng egamania và nó gián tiếp tác động vào lòng tự trọng dễ bị tổn thương của họ dẫn đến hành vi “chặn” ngay đối phương.

Các chuyên gia kết luận, tất cả chúng ta đều cảm thấy như vậy, tất cả những cảm xúc và cảm xúc chúng ta sẽ lũ lượt quay trở về vào một thời điểm nào đó sau khi bạn chặn ai đó và tưởng mọi chuyện qua rồi. Chặn chỉ là cách bạn xử lý hiệu ứng tâm lý và não bộ đang coi nhẹ nguyên nhân.

Nếu bạn chặn ai đó, hành động này chính là một phản ứng của sự tổn thương sâu sắc. Nhưng đó không đơn giản là mọi chuyện đã qua đi mà là một biện pháp mang tính bề mặt và hoàn toàn không được giải quyết triệt để. Rồi bạn sẽ lại vướng vào các cuộc trang luận khác và sẽ lại tiếp tục chặn thêm ai đó khác nữa.

Tất nhiên, không phủ định rằng chặn có thể là một công cụ hữu ích cho bạn chặn những ai lạm dụng mạng xã hội để spam, hoặc bạn dùng để troll ai đó và đặc biệt hữu ích cho những ai thường phiền nhiễu trên các mạng xã hội có nền tảng thảo luận.