Cây an xoa chữa bệnh gì

Được mệnh danh là thần dược của Việt Nam, cây an xoa (thâu dâu kén lông hay tổ kén cái) có những công dụng ấn tượng trong y học như hỗ trợ điều trị ung thư gan, viêm gan B hoặc viêm đại tràng. Vậy cụ thể thế nào? Cây an xoa còn chữa được những loại bệnh nào khác hay không, hãy kéo xuống dưới ngay nhé.
1. Cây an xoa chữa bệnh gì hiệu quả?
Là loại cây thân gỗ, cây an xoa thường được tìm thấy từng cụm trong các khu vực rừng biên giới Campuchia. Cây an xoa khá lớn, thường có chiều cao ở khoảng 1-2 m, thân màu tím, lá to cứng là có lông. Quả của cây an xoa màu xanh, khi chín lại chuyển dần sang màu nâu và nhỏ bé như hình con sâu.
Cây an xoa có công dụng hiệu quả trong việc điều trị các chứng bệnh liên quan đến gan. Cụ thể:
Cây an xoa có chứa các thành phần tiêu diệt dần được các tế bào ung thư gan một cách tốt nhất. Nói một cách khác, cây an xoa có thể bảo vệ gan của bạn tốt hơn.
Nước cây an xoa có thể là thực uống giúp cơ thể bài tiết những chất độc hại trong gan, thanh lọc cơ thể. Vì vậy, nếu cơ thể có mụn dù ở lưng hay mặt thì hãy sử dụng nước cây an xoa để giảm bớt tình trạng khó chịu của bệnh.
Cây an xoa có thể hạn chế tình trạng tích tụ mỡ trong gan.
Hạ nhiệt gan, nhất là với những người hay sử dụng đồ ăn nhanh, những người uống nhiều bia rượu.
Cải thiện tình hình ung thư gan, giảm bớt các triệu chứng đau nhức.
2. Những ai nên sử dụng cây an xoa
Cây an xoa là bài thuốc hữu hiệu cho các bệnh nhân:
Bị nóng gan, ung thư gan hay men gan cao, viêm gan C, B.
Thường xuyên sử dụng rượu bia, ăn đồ ăn nhanh và thực phẩm nhiều dầu mỡ.
Hay bị mỏi mệt, đau xương khớp, đau lưng và có dấu hiệu xanh da.
Bị bí béo phì, thừa cân hoặc đang trong quá trình giảm cân.
3. Các cách sử dụng cây an xoa để chữa bệnh
Cây an xoa có thể sử dụng được tất cả các bộ phận. Tuy nhiên, với mỗi loại bệnh lại nên có những cách chế biến khác nhau. Thông thường, dân gian thường nhổ cây về, nhặt rời lá, cành và thân. Sau đó đem chúng cắt thành những đoạn nhỏ và phơi khô.
Trường hợp phòng bệnh hoặc mới bị bệnh liên quan đến gan: Bạn đem thân và cành cây an xoa sắc thành thuốc uống, trong khoảng tuần đầu, chỉ nên sử dụng với liều lượng khoảng 100g. Tăng dần dần mức lượng lên sau đó.
Trường hợp điều trị ung thư gan: Nên kết hợp cây an xoa với một loại thảo dược khác – cây xạ đen (công dụng chính là ngăn ngừa sự hình thành, phát triển và lan tỏa của các khối u gan)
Cụ thể: Bạn sao vàng thân và lá của cây an xoa sau đó rải đều lên mặt đất. Đối với cây xạ đen, chỉ lấy khoảng 50g, lưu ý nên lấy cả lá và thân, cũng thực hiện sao vàng và hạ thổ. Đem các vị thuốc đó rửa sạch, cho vào ấm với khoảng 1,5l nước và đun riu riu trên lửa nhỏ. Khi đã sôi, đun thêm chừng 15 phút nữa thì đổ ra uống. Uống thay nước lọc hàng ngày cũng được hoặc nếu bạn muốn có thể sắc đặc thành một bát con để uống.
Trường hợp điều trị xơ gan: Bạn cần đến 50g thân và lá của cây an xoa đã sao vàng hạ thổ, 20g cây bán chi liên, và 30g cây cà leo gai. Đem rửa sạch các vị thuốc đó, đun trên lửa riu riu đến khi sôi là có thể dùng được. Chia phần nước thành nhiều chai và uống trong các bước ăn hàng ngày.
Trường hợp điều trị bệnh viêm gan B: Nguyên liệu cần 30g thân và lá của cây an xoa đã sao vàng hạ thổ, 30g cây cà gai leo, 10g rễ cây mật nhân. Đem rửa sạch các nguyên liệu và cho vào ấm cùng 1l nước. Sau đó, đun sôi trên lửa nhỏ trong đến khi sôi là ó thể sử dụng được. Lưu ý nên dùng khi còn nóng.
Cây an xoa, nếu mới sử dụng làm bài thuốc thì thời gian đầu, bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu với một số hiện tượng như bụng cồn cào, người nôn nao… Đây là những triệu chứng hoàn toàn bình thường khi cơ thể thực hiện thải độc ở gan ra ngoài nên bạn không cần quá lo lắng. Hiện tượng này sẽ mất trong khoảng 10 ngày sau khi dùng nước cây an xoa.
Trên đây là những công dụng chính của cây an xoa cũng như một số phương pháp sử dụng cây an xoa hiệu quả nhất. Dù bạn dùng cây an xoa chữa bệnh gì đi nữa cũng đều cần phải ghi nhớ những lưu ý trên để có một kết quả tối ưu.