10 dấu hiệu cho thấy bạn là người cầu toàn, và tại sao cầu toàn là không tốt!

Dưới đây là những lý do vì sao bạn đừng nên làm người cầu toàn:

10 dấu hiệu cho thấy bạn là người cầu toàn
Zalo

Bạn là một người có ý thức cao độ và luôn chỉ trích về những lỗi lầm. Vì thế, bạn có một con mắt vô cùng khắt khe đến những tiểu tiết.

Bạn luôn nhắm tới sự hoàn mỹ trong mọi thứ bạn làm, thậm chí đối với cả những công việc bạn không hề quan tâm.

Bạn dùng phần lớn thời gian để làm hoàn hảo một cái gì đó. Bạn thà hy sinh hạnh phúc và niềm vui cuộc sống (như là thời gian ăn, ngủ v.v…) hơn là cho phép một điều gì đó kém hơn nó có thể.

Bạn thiết lập một lý tưởng tuyệt đối. Kiểu như chỉ có màu đen hoặc trắng, không thể có màu xám.

Bạn cay nghiệt chỉ trích bản thân. Bạn sẵn sàng dằn vặt bản thân vào những sai lầm nhỏ nhất của chính mình, và dẫn đến bị khủng hoảng tinh thần.

Bạn nghiền ngẫm kết quả nếu nó không được như bạn hình dung trước đó. Bạn luôn tự hỏi tại sao nó lại không có kết quả khác, và liệu bạn có thể làm điều gì đó để ngăn chặn kết quả như vậy hay không.

Bạn phòng thủ trước những lời chỉ trích và có một nỗi sợ thất bại bởi vì chúng gợi đến sự không hoàn hảo.

Bạn chỉ có một mục đích cuối cùng ở trong tâm trí. Nếu bạn không đạt được cái đích đó, thì bạn không còn quan tâm đến thứ gì khác nữa.

Bạn có một lối tiếp cận hoặc tất cả hoặc không là gì cả. Nếu hoàn cảnh không cho phép bạn đạt được tiêu chuẩn mà mình đã đặt ra, bạn sẽ hoàn toàn bỏ công việc đó, bởi vì không cần phải tốn thêm thời gian vào những thứ mà bạn không chinh phục được.

Bạn rất nhạy cảm trong bất cứ tình huống nào có thể khiến cho người khác nhận ra rằng bạn là người không hoàn hảo.

Tôi chưa bao giờ gặp một người cầu toàn mà lại có thể tìm được sự yên bình nội tại trong cuộc đời.

Tôi chưa bao giờ gặp một người cầu toàn mà lại có thể tìm được sự yên bình nội tại trong cuộc đời. Thay vì hài lòng và biết ơn những gì ta có, ta lại tập trung vào những điểm không tốt của sự việc mà mong muốn sửa đổi nó… Cho dù điều đó có liên quan đến ta – một ngăn tủ lộn xộn, một vết trầy trên xe, một việc làm dang dở, một vài kí lô muốn giảm, hay sự không hoàn hảo của ai đó – vẻ bề ngoài, cách cư xử hay phong cách sống của họ, việc tập trung vào khía cạnh không hoàn hảo của vấn đề đã làm chúng ta không thể tốt bụng và bao dung được nữa…

1. Trầm cảm

Những người cầu toàn thích nghi tốt thường có tiêu chuẩn cao và hướng đến mục tiêu. Nhưng khi đi quá xa, nhu cầu cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn cao này có thể dẫn đến trầm cảm và lo âu nếu kết quả đạt được không đáp ứng được kỳ vọng của chính anh ta, theo một nghiên cứu gần đây.

Khi bạn định nghĩa giá trị của chính mình bằng số mục tiêu có thể đạt được, bạn chắc chắn đang tạo ra một công thức cho bệnh trầm cảm. Đặc biệt là khi các mục tiêu mà bạn đặt ra là không thực tế.

2. Kém thích ứng với stress

Phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy” đã giúp loài người sống sót qua những tình huống căng thẳng trong nhiều thế kỷ, giúp tổ tiên chúng ta tránh các cuộc tấn công từ kẻ thù.

Cortisol là một hoóc môn được giải phóng nhằm đáp ứng với stress, cho phép chúng ta để kích hoạt cơ chế này trong trường hợp có một sự kiện nào đó đe dọa tính mạng. Nhưng stress liên tục trong cuộc sống hàng ngày có thể làm tăng nồng độ cortisol và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bao gồm hệ thống miễn dịch suy yếu, tăng cân, tăng đường huyết, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, và những tác động tiêu cực đến trí nhớ v.v….

Một nghiên cứu của Thụy Sĩ đã chứng minh rằng tính cầu toàn có tương quan với lượng cortisol tăng nhiều hơn ở những đối tượng trước bài test stress tâm lý kinh điển.

Những tác động tiêu cực của cortisol dẫn đến điều gì? Chúng làm tăng khả năng chết sớm hơn. Một cuộc sống “hoàn hảo” có gì là tốt nếu việc phấn đấu để được như vậy sẽ dẫn đến bệnh tật và chết sớm?

3. Hung hăng

Cũng nghiên cứu ở trên về tính cầu toàn và trầm cảm cũng thầy rằng sự không hài lòng của một người cầu toàn khi không đạt được mục đích thường hướng về người khác. Những cảm xúc bất mãn này có thể biến thành sự tức giận và thậm chí bạo lực.

Khi nghĩ về cuộc sống và các mối quan hệ của mình, bạn có thực sự muốn là người mà tất cả mọi người đều phải e dè hoặc cố gắng tránh xa vì tính khí nóng nảy của mình? Liệu việc đạt được mục tiêu có đáng với sự căng thẳng mà bạn tạo ra với các mối quan hệ của mình trong khi tiến tới mục tiêu đó?

4. Tự gây hại cho bản thân

Giống như cách người cầu toàn có thể thô bạo với những người khác, anh ta hoặc cô ta cũng có thể tự gây hại cho chính mình như một hệ quả của những thất bại kéo dài với ý tưởng tự gây thương tích, rối loạn ăn uống hoặc thậm chí tự tử.

Tự làm hại bản thân là một cơ chế đối phó được sử dụng để điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực mà người cầu toàn thường gặp phải. Tự làm hại bản thân hay gặp hơn ở người cầu toàn là phổ biến hơn khi nhận được phản hồi tiêu cực, vì nó khiến người cầu toàn đau khổ hơn những người ít bận tâm hơn đến kết quả của mình.

Nếu bạn nghĩ rằng làm hại bản thân chẳng liên quan đến ai, thì hãy nghĩ lại. Việc phải chứng kiến người thân vất vả đấu tranh để không gây hại cho chính mình có những tác động nghiêm trọng về tình cảm, và và rất có thể những người bạn gần gũi nhất sẽ không còn được như xưa.

5. Chất lượng sống kém

Trầm cảm, thô bạo, tự gây hại và kỹ năng đối phó stress kém – tất cả đều góp phần vào một cuộc sống kém chất lượng. Những người cầu toàn thường hay lo lắng, thiếu tự tôn, ít tự tin và nhìn chung bị đánh giá là có chất lượng sống kém.

Người đó bị cuốn hút quá nhiều vào sự hoàn hảo mà không nhìn thấy bức tranh toàn cảnh về những may mắn trong cuộc sống, thay vào đó họ chỉ chăm chăm và những khiếm khuyết trước mắt. Bởi vì, như chúng ta đều biết, sự hoàn hảo là thứ không thể đạt được”.