Đối với người Do thái, trí tuệ được đánh giá cao hơn tiền bạc, tài sản.
2. Kiên trì học tập suốt đời:
Để nâng cao cả vốn tri thức và trí tuệ, họ xác định học tập là một nhiệm vụ và niềm vui suốt đời.
3.Trí thức quý hơn tiền bạc :
Tri thức là một loại tài sản có đặt tính đặc biệt, nó không bị tước đoạt và có thể mang theo bên người.
4. Nghịch cảnh – một cơ hội trong đời:
Họ xây dựng một tâm thế tự lực tự cường quyết giành thắng lợi trong mọi nghịch cảnh.
5. Quý trọng thời gian hơn tiền bạc:
Họ coi thời gian là một nguồn vốn quan trọng nhất vì thời gian là sinh mệnh và một đi không trở lại.
6.Tư duy độc lập và chủ động :
Khuyến khích tư duy độc lập, không lệ thuộc vào gia thế, truyền thống khiến mỗi thanh niên Do thái có ý chí tự lập ngay từ nhỏ và có khả năng theo đuổi con đường và ý tưởng của mình. Người Do Thái cũng có ý thức độc lập mạnh mẽ, không tin vào ai khác chính bản thân mình (ý thức này được nâng cao tới mức cực đoan là nhiều đại phú Do Thái độc thân).
7. Giỏi xử thế thoả mãn bản thân và người xung quanh:
Họ đặt trách nhiệm và nghĩa vụ cá nhân trên hết, mọi lỗi lầm, thất bại đều xuất phát từ mỗi cá nhân, vì vậy trước khi nhận xét, đánh giá người khác họ có thái độ khắc phục, sửa chữa những lỗi lầm của bản thân.
8. Nghe quan trọng hơn nói:
Người Do thái ghét người lắm lời thêu dệt, đưa ra các thông tin không có thật. Họ khuyến khích nói ít làm nhiều. Người biết nghe sẽ biết nói.
9. Giữ lập trường khác người:
Mỗi người có bản sắc riêng, không giống với người khác và một xã hội phủ định cá tính sẽ khó tiến bộ. Người nào tự bóp nghẹt cá tính của mình cũng khó tiến bộ, mỗi người đều cần sáng tạo và thể hiện tính cá nhân, sự độc lập, lập trường, tư tưởng đặc sắc của chính mình.
10. Không ngược đãi đồng tiền :
Họ coi đồng tiền là Thượng đế thứ hai. Họ có rất nhiều câu cách ngôn nói về tiền bạc, ví dụ: “Kinh thánh phát ra ánh sáng, tiền bạc phát ra sự yên vui”, “người sống được nhờ trái tim, trái tim sống được nhờ đồng tiền”, “Có tiền mới mua được đồ lễ cúng thánh thần”.